Những phương pháp tổ chức lễ khởi công, động thổ
Những phương pháp tổ chức lễ khởi công, động thổ
Tổ chức lễ khởi công, động thổ của các doanh nghiệp với các dự án đầu tư là một hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu, tổ chức một buổi lễ thành công sẽ giúp bạn có niềm tin tốt đối với quá trình đầu tư, kinh doanh của công trình đó.
Trong tổ chức động thổ, khởi công, khánh thành, có 2 mảng công
việc được người làm tổ chức sự kiện coi trọng:
– Thứ nhất là các phần cứng phục vụ cho sự kiện như trang thiết
bị, dụng cụ tổ chức sự kiện.
– Thứ hai là các phần mềm: Bao gồm nội dung chương trình, con
người, cách thức tổ chức.
Phần cứng chiếm một vai trò quan trọng trong tổ chức khánh
thành, khởi công, động thổ vì nó góp phần đến 60% cấu thành nên sự kiện. Đó có
thể là các thiết bị như quầy kệ, lều bạt, bàn ghế, máy móc… cũng như công tác
chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ hậu cần…
Với kinh nghiệm nhiều năm cho thuê thiết bị hội
thảo và thiết bị quảng cáo để phục vụ sự kiện, tôi khuyên các bạn làm
Event nên cân nhắc lựa chọn những thiết bị tổ chức sự kiện từ các nhà cung cấp
uy tín, chuyên nghiệp, bao gồm cả việc hỗ trợ lắp đặt, vận hành các thiết bị
đó. Một đội ngũ thi công, lắp đặt lành nghề sẽ giúp bạn an tâm để lo các công
việc khác trong tổ chức Event thay vì dành thời gian để đôn đốc việc lắp đặt,
set up. Một kinh nghiệm đáng nhớ của tôi trong việc cho thuê nhà bạt nhà
dù để làm sự kiện ngoài trời là khi bão lớn làm bay căn nhà
lều mới dựng mặc dù nó đã được xây dựng kiên cố và gia cố khá chắc chắn đề
phòng gió lốc, rất may với kinh nghiệm xử lý sự cố của đội ngũ thi
công, nhà lều đã được dựng lại kịp thời và phục vụ cho sự kiện diễn
ra suôn sẻ, an toàn. Bạn nhớ dặn nhà cung cấp mang tới sự kiện của bạn những
thiết bị còn mới. Những tấm thảm đã xuống màu hay chiếc cột hoen gỉ làm cho
Event của bạn mất đi sự trang trọng, thẩm mỹ.
Bạn cũng cần chú trọng công tác xử lý mặt bằng trước khi tổ chức
sự kiện. Các lễ khánh thành, khởi công, động thổ thường được tổ chức ở nơi công
trình sắp hoặc đang xây dựng, nên chắc chắn mặt bằng sẽ không được hoàn hảo như
khi bạn tổ chức ở những nơi đã có sẵn tiện nghi trong thành phố. Nếu địa điểm
tổ chức còn gập ghềnh, bị ngập nước hay bị lún, chúng ta cần tổ chức san lấp,
ủi sơ, rải đá dăm, đá mi… hay trải pallet để đảm bảo khu vực tổ chức được bằng
phẳng. Nếu không sẽ dẫn tới các sự cố như sàn bị mấp mô, lồi lõm hay khi xe ô
tô lớn đi vào khu vực tổ chức thì bị lún đất.
Về công việc set up địa điểm, nên chú ý phân chia các khu vực cho phù
hợp: chỗ nào
là bãi đỗ xe, chỗ nào là nơi tổ chức, ở đâu diễn ra nghi lễ… Hướng ngồi cũng
cần được cân nhắc để giúp khách mời có thể quan sát dễ dàng cả sân khấu lẫn chỗ
thực hiện nghi thức.
Nếu trong chương trình có tiết mục đãi tiệc, cần bố trí việc set
up bàn ghế sao cho có thể thay đổi một cách linh động. Chẳng hạn khi làm lễ thì
bàn ghế bố trí dạng rạp hát, sau khi dẫn khách đi tham quan nhà xưởng trở về
thì bàn ghế đã chuyển thành dạng set menu với bàn tròn để sẵn sàng cho việc đại
tiệc. Hoặc là người tổ chức cũng có thể dựng một lều đãi tiệc ngay bên cạnh lều
làm lễ để quan khách dời sang, nhiều chủ đầu tư còn thể hiện sự chu đáo hơn với
quan khách bằng cách cho dựng thêm một dàn rạp sử dụng máy lạnh với các vách
được bọc kín. Ở những địa điểm xa xôi, nhớ chuẩn bị máy phát điện dự phòng và
nhà vệ sinh di động.
Nhiều chủ đầu tư coi mưa trong lễ khánh thành, khởi công, động
thổ… là một điềm lành đem lại nhiều may mắn và tiền bạc cho họ, nhiều người có
chọn làm sự kiện vào mùa mưa để có được điềm lành này, tuy nhiên người tổ chức
sẽ vất vả hơn khi phải xoay sở tổ chức sự kiện dưới mưa. Khi tổ chức khánh
thành, động thổ, khởi công… trong mùa mưa thì người tổ chức sự kiện cần có các
phương án phòng bị tốt để tránh bị mưa bão làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức.
Về phần mềm, như đã nói ở trên, có 3 vấn đề quan trọng nhất mà
người làm event cần lưu ý là: Kịch bản chương trình, con
người vàcách thức tổ chức.
Các nghi thức điểm nhấn thường được sử dụng trong khởi
công, động thổ, khánh thành… với sự tham gia của các khách mời danh dự là: nghi
thức xúc đất (thường dùng cho động thổ), bấm còi báo hiệu hiệu lệnh khởi công,
thả bóng bay, cắt băng khánh thành trong tổ chức khánh thành.. Người làm sự
kiện nên chú ý một số quy tắc mà dân trong nghề thường truyền tai nhau, ví dụ
khi thực hiện các nghi thức thì các khách VIP được mời lên thường với số lượng
5, 6, 8, 9, 10 hay 12, người ta thường kỵ mời 4 hay 7 người, nhất là người Hoa,
vì phát âm số 4 (tứ) nghe gần giống chữ “tử” (chết) hay số 7 nghe như chữ
“thất” trong “thất bại”. Một số khách hàng có những phong tục khá đặc trưng,
như khách hàng Đài Loan thường đi tới địa điểm đóng móng để làm nghi thức. Tại
đây chủ đầu tư đóng các cột móng rồi gởi bao lì xì cho những người đi theo. Một
số khách hàng thì muốn có đoàn trống lân đi quanh nhà xưởng của mình.
Phần nghi
thức là một điểm nhấn quan trọng trong lễ khởi công, động thổ, khánh thành
Nên chú ý bố trí thời gian cho hợp lý, nhất là đối với các
địa điểm tổ chức xa trung tâm. Nên tập trung khách tại các xe đưa rước và rước
khách đến địa điểm tổ chức, lúc này, cần dự trù thời gian di chuyển, cũng như
những sự cố có thể xảy đến khi di chuyển như xe bị sự cố hay kẹt xe để sắp xếp
thời gian tổ chức cho phù hợp. Đối với các khách đến sớm, rất có thể họ phải
chờ đợi một thời gian dài trước sự kiện, nên bố trí nhà chờ và có tea break
phục vụ quan khách.
Một phần thường không thể thiếu trong các sự kiện khởi công,
động thổ, khánh thành ở châu Á, đó là nghi lễ thờ cúng. Thông thường các công
ty tổ chức khởi công, động thổ… thường thuê thầy địa lý coi ngày giờ để tổ chức
sự kiện, và họ cũng thường kiêm luôn việc cúng và làm các nghi thức liên quan
đến tâm linh cho lễ này. Thông thường nhà tổ chức sự kiện thường giúp các công
ty này mua sắm nghi lễ thờ cúng, thường là heo quay, muối, gạo, trái cây… Một
số khách hàng kỹ tính thậm chí còn không bỏ qua chuyện đo đạc các khoảng cách
từ đài cúng đến bàn cúng, từ hộp cát đến chỗ xúc cát.. bằng thước Lỗ Ban sao
cho các khoảng cách này rơi vào các “chữ tốt”, người làm Event cần chú ý điều
này để làm vừa lòng khách hàng.
Về con người, nhìn chung nên có một đội ngũ nhân sự đã thành
thạo với việc tổ chức các sự kiện khởi công, động thổ, khánh thành… như vậy sẽ
đỡ gặp bỡ ngỡ trong quá trình chạy Event. Sự phối hợp từ phía khách hàng cũng
rất quan trọng, người tổ chức Event cần phân định những công việc hai bên cần
chịu trách nhiệm. Chẳng hạn khách hàng cần cung cấp danh sách khách mời, xác
nhận sự có mặt của các khách VIP và các quan chức, hỗ trợ đón khách và nhận
diện khách tham dự…
Nhận xét
Đăng nhận xét